Nhận gia sư tại nhà tại các quận:
Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6,
Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12,Tân Bình,Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Phú Nhuận, Gò
Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Dương, Đồng Nai, Biên Hòa.
Bí quyết học và thi môn Văn đạt điểm
cao
Chúng tôi xin chia sẻ một số bí quyết ôn và thi tốt môn Văn
học trong kì thi đại học, cao đẳng.
Những bí quyết ôn thi môn Văn hiệu
quả:
1. Chọn thầy học, chọn sách đọc
Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả
năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và
cao đẳng không có được năng lực ấy.
Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những
thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo
và luyện thi tràn ngập thị trường. Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô
có uy tín giới thiệu.
Khi đọc tài liệu tham khảo, các em nên ghi chép, suy nghĩ,
tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng.
Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ.
Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng
không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm
huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu
vấn đề sâu sắc hơn…
Nếu học ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những
người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá
thiên về chi tiết bài giảng.
2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và
dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng
rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.
Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng
ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm
vi dẫn chứng…
Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở
bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài
văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài
viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới
hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…
3. Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm
Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần
này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa
sai lầm.
Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó hoặc ít hấp
dẫn như Người lái đò sông Đà, Các vị La Hán chùa Tây phương…Nhưng đề thi vẫn có
thể rơi vào các bài đó, mà khi đề đã ra, thì dù không thích cũng phải làm.
Đề thi môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử
(về giai đoạn văn học 1945 - 1975 và 5 tác giả), cũng như tác phẩm văn học cả
trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, thậm chí cả kịch (như chương trình phân
ban), đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích,
so sánh, giải thích, chứng minh...
Trước đây, dung lượng kiến thức văn học lãng mạn và văn học
hiện thực trước Cách mạng chỉ chiếm khoảng 30% (câu 3 điểm), nhưng trong đề thi
của khối D, M các năm 2002 và 2007 đã chiếm tới 50% (câu 5 điểm).
Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các
bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều
câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy,
các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu
bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn
xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết
bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…
Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là
văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả
những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.